Xem giỏ hàng

Đế giày đi mãi bị mòn là do đâu và cách xử lý như thế nào ?

Giày, dép là một vật dụng không thể thiếu của mỗi con người. Cũng như quần áo thì giày  dép có vai trò bảo vệ cho đôi bàn chân của bạn khỏi những tổn thương. Đồng thời giày còn có giá trị thẩm mĩ cao. Thông qua việc lựa chọn giày có thể sơ bộ biết được sở thích, thói quen, tính cách… của mỗi người khác nhau. Vì tính thông dụng đó mà đôi giày của bạn có thể bị mài mòn đế khi bạn sử dụng. Vậy đế giày đi mãi bị mòn là do đâu và cách xử lý như thế nào? Vì vậy trong bài viết hãy trang bị cho mình kiến thức về cách sửa đế giày bị mòn ngay bây giờ.

Đế giày đi mãi bị mòn là do đâu và cách xử lý như thế nào ?

Ảnh hưởng xấu của mòn đế giày, gót giày

Khi đi chúng ta đi bộ hay chạy thì điểm chịu lực chính của chân là ở phía mũi chân, do đó phần phần mũi giày đi mãi cũng sẽ bị mòn hây ra trơn trượt. Giày khi sử dụng lâu thì phần mũi chân sẽ bị ép bằng mất đi độ ma sát vốn có. Nếu bạn đi những đôi giày như vậy thì tính linh hoạt sẽ bị giảm đi, hơn nữa nó còn gây ra tổn thương cho cơ thể. Ngoài ra, những đôi giày mà bị mòn hết phần chống trơn của đế giày nếu vẫn tiếp tục đi, đặc biệt là đi vào những ngày trời mưa rất dễ bị trượt ngã nên là tốt nhất là bỏ đi.

Giày khi sử dụng lâu thì bên trong hoặc bên ngoài phần gót giày bị mài mòn, đặc biệt ngoài việc bị mòn gót ra, còn do cách đi không đúng gây ra phần gót giày bị mòn lệch sang một bên. Xương cốt của cơ thể nhờ có những thớt thịt và gân cơ gắn kết lại với nhau, nếu đi những đôi giày như vậy, những thớ thịt ở hai bên xương chân chịu sức nặng không cân bằng nhau, chân cũng có thể xuất hiện dị dạng tương ứng như vậy

Giày đi mãi đế bị mòn là do đâu? Sửa đế giày bị mòn bằng cách nào?

Một trong những thói quen khá phổ biến mà đa số người sử dụng giày là ngay khi mua về mà không cần “bảo vệ”. Bảo vệ giày trước khi sử dụng sẽ giúp chúng giữ đúng được phom dáng và tránh bị hỏng nhanh trong suốt quá trình sử dụng.

Giày thể thao hay các loại giày khác khi được sử dụng trong một thời gian dài, đế giày ma sát với mặt đường, nền nhà…và bị mòn dần theo thời gian. Ngoài ra cũng có thể do thói quen đi đứng của người sử dụng. Việc không nhấc cao chân khi đi mà loẹt quẹt giày xuống mặt đường sẽ làm đế giày bị mài mòn nhanh chóng, làm xước phần da giày bên trên đế và mất form giày. Sau đây là những cách sửa đế giày khi bị mài mòn: 

Dán đế giày:

Không chỉ có những đôi giày mới mà ngay cả những đôi giày cũ cũng có thể gặp tình trạng đế giày bị mài mòn dẫn tới trơn trượt. Do đó, nếu mà các bạn đang đi một  đôi giày có đế cũ quá mòn, hãy sử dụng tới miếng dán đế giày để tăng độ ma sát, độ bám. Đây là cách tăng độ bám cho giày cũ cực kỳ hiệu quả. 

Đế giày đi mãi bị mòn là do đâu và cách xử lý như thế nào ?

Những miếng dán đế giày chống trơn trượt được sử dụng 1 lớp keo chuyên dụng, không gây cảm giác bết dính khi dùng mà ngược lại rất thoải mái và dễ chịu. Bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán giày dép hoặc mua trên các sàn thương mại điện tử với mức giá tương đối hợp lý.

Mài đế giày ở trên bề mặt gồ ghề

Khi đôi giày mới của bạn mà cảm thấy trơn trượt, có thể là do đế bị quá trơn và không bị mòn khi đi bộ. Đế mềm hoặc đế có vết lõm nhỏ hơn thường được sử dụng thì  sẽ có độ bám tốt hơn. Do đó, việc chà nhám đế trên bề mặt nhám sẽ giúp giải quyết tình trạng trơn trượt cho giày như mới.

Cách thực hiện: Bạn đặt giày của bạn trên mặt đất như xi măng, sỏi, đá hoặc tấm kim loại, khi đó trọng lực đặt lên chân bạn và giày dép phải được mài nhẵn khi bạn đi bộ. 

Mài đế bằng giấy nhám

Nếu bạn không muốn mài đế giày trên những bề mặt gồ ghề thì đây chính là cách tiện lợi và tốt nhất cho bạn. Sử dụng một dải giấy nhám và bạn chà trực tiếp lên bề mặt đế cho đến khi cảm thấy phần đáy thô ráp.

Khi thực hiện thao tác này, bạn nên sử dụng thô thay vì mịn để có được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, chức năng này chỉ phù hợp với một số chiếc giày và đế, thường không phù hợp với những loại đế có cấu trúc như bọt tự nhiên.

Sử dụng những sản phẩm xịt chống trơn trượt chuyên dụng

Ngoài miếng dán, thì bạn cũng có thể nhanh chóng lấy một bình xịt đế riêng để tạo độ bám tốt cho phần tiếp xúc mặt đường bên dưới. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự trượt không cần thiết. Những sản phẩm này hiện vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, chất lượng lại còn tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất nên bạn cần phải xem thật kỹ trước khi quyết định mua. Bạn nên yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm cho bạn. Giá thành của các loại keo xịt này khá cao, dao động từ 200.000đ – 500.000đ.

Một số lưu ý khi đế giày bị trơn trượt 

Để tránh tình trạng đế giày bị trơn trượt, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Kiểm tra phần đế giày trước khi mang để sớm có thể khắc phục được tình trạng trơn trượt, tránh những tai nạn gặp phải khi đi giày bị trơn trượt.
  • Nên dùng các sản phẩm có chất lượng và uy tín để hỗ trợ làm giảm độ trơn của đế giày hiệu quả.
  • Những biện pháp trên chỉ là cách giải quyết tạm thời, bạn nên đem giày đến các cửa tiệm sửa giày chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ sửa chữa một cách tốt nhất.
  • Nên mua một đôi giày mới nếu tình trạng trơn trượt diễn ra thường xuyên và mức độ quá nghiêm trọng.

Trên đây là một số mẹo để khắc phục tình trạng trơn trượt đế giày mà Agiay đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ có thể giúp bạn đọc cải thiện được tình trạng đế giày bị trơn của mình nhé!

Sản phẩm HOT Khuyến mãi